Bài đăng

FPT

Hình ảnh
Chào anh em, Tiếp tục loạt bài viết về các công ty mà tôi đầu tư, hôm nay chúng ta có FPT. Tôi không ấn tượng lắm với cổ phiếu này vì giá của nó hầu hết chỉ đi ngang. Dù tình hình kinh doanh khá tốt, tôi vẫn thấy e ngại vì quy mô to lớn của công ty và một mô hình kinh doanh mà tôi không hiểu được. Nhưng đến khi nghe thông tin FPT muốn trở thành một công ty công nghệ chứ không phải bán lẻ. Tôi chợt nghĩ: hãy tìm hiểu em nó xem sao. Vì FPT, HCM, CHP và VJC tôi đã bỏ qua dòng bất động sản và dòng ngân hàng. Đây là cổ phiếu áp chót trong danh sách đầu tư trong năm ngoái của tôi. Về FPT, nó là một công ty với lịch sử 30 năm hình thành và phát triển. Công ty này đáp ứng hầu hết các yêu cầu của tôi về một cổ phiếu đầu tư: lịch sử hình thành trên 10 năm, nhiều tiềm năng phát triển, ngành có rào cản tham gia tương đối lớn. Điểm duy nhất mà tôi chưa thấy thích là đầu tư dàn trải, nợ vay lớn và văn hóa công ty chưa hình thành rõ ràng. Soi kỹ báo cáo tài chính thì chúng ta thấy

HCM và VJC

Hình ảnh
HCM - cổ phiếu công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) Link web:  https://www.hsc.com.vn/vn Tôi không rõ tại sao người ta lại lấy cái mã cho công ty này là HCM trong khi kí hiệu của nó là HSC. Bắt đầu nghiên cứu về HCM từ năm 2012, lúc đó đang dẫn đầu thị phần môi giới ở HOSE, tôi nhận ra một quy luật là: giá của cổ phiếu này khá ổn định chứ không trồi sụt liên tục như SSI. Giai đoạn 2012, tôi có một quy luật vui như thế này: Mình sẽ mua SSI và nhiều cổ phiếu khác khi giá của SSI xuống 22 và mình sẽ bán khi SSI lên 30. Nó không hẳn là một chiến lược hay, nhưng sự thật thì tôi kiếm được kha khá tiền từ chiến lược mua bán đó. Trở lại với HCM, tôi bị ấn tượng bởi cách mà công ty này giữ cho mình vay nợ thấp, tỉ suất sinh lời ổn định và khá là hạn chế phát hành cổ phiếu tăng thêm. Tôi không mua chứng khoán trong một thời gian dài từ 2013 đến 2016. Tôi trở lại thị trường là bởi vì cổ phiếu thép tăng phi mã trong năm 2016. Tôi cố gắng đoán định dòng tiền tiếp theo sẽ v

Cổ phiếu Sơn Hà (Cập nhật: Đã bán)

Hình ảnh
Tại sao lại là Sơn Hà Tôi sống ở một vùng quê nghèo. Quanh năm người dân chúng tôi chỉ biết làm ruộng, trông ngô khoai để hết đói, hết đói rồi chúng tôi mới nuôi thêm lợn, gà để cải thiện kinh tế gia đình. Nhưng có một vấn để muôn thuở mà người dân quê tôi phải đối mặt: thiếu nước. Thiếu nước thì sẽ thiếu gạo ăn, thiếu nước sẽ không tưới cây trông được, thiếu nước thì gia súc sẽ chết, chưa nói đến việc vệ sinh cá nhân... Thiếu nước nên phải trữ nước. Chúng tôi xây đủ kiểu loại bể chứa bằng xi măng nhưng xây kiểu nào rồi cũng không dùng được, nó bị rò rỉ nước. Sơn Hà đến với vùng quê tôi như vậy đấy. Nhà nào cũng mua một đến hai cái để trữ nước. Nó bền và sáng loáng. Dưới con mắt của một cậu bé như tôi, cái bình nước đó thực sự rất đẹp. Gia đình chúng tôi không có tiền mua bình nước Sơn Hà. Chúng tôi vẫn dùng cái bể xi măng cũ. Nhưng ấn tượng về Sơn Hà thuở nhỏ không bao giờ mất đi được. Nó gắn liền với sự thiếu nước, gắn liền với những buổi đi xách từng can nước về nấu cơm,.

Cổ phiếu thủy điện (cập nhật: Đã bán)

Hình ảnh
Nguồn: CHP website REE Khoảng giữa năm 2016, trời nắng nóng và hạn hán liên tục. Hiện tượng El Nino khiến cho các vùng đều bị khô hạn nặng nề. Cổ phiếu của các công ty thủy điện giảm sâu như mực nước trong các hồ chứa. Chẳng ai còn quan tâm đến các em ấy ngoại trừ một người, bà Mai Thanh của CTCP Cơ điện lạnh REE. REE liên tục dồn tiền vào các cổ phiếu thủy điện. Đến hết tháng 12, REE đã chi tổng cộng hàng nghìn tỷ đổng vào các cổ phiếu thủy điện như CHP, SBA, ... Đến tháng 3 năm 2017, tôi mới mua vào CHP, lúc đó đã tăng gần 5 nghìn đồng trên 1 cổ phiếu so với tháng 12. Tôi mua ở mức giá 23,45 trước khi nhận cổ tức 1600 đồng/ 1 cổ phiếu. Vậy nguyên nhân là gì? El NiNo - La NiNa Tìm lại các kiến thức về môn Địa Lý, tôi thấy một vài trang nói về El NiNo và La NiNa. Nói cho dễ hiểu thì El NiNo là hiện tượng gây ra hạn hán, giảm lượng mưa còn La NiNa thì lại tăng lượng mưa, gây ra lụt lội. Ảnh hưởng của hai hiện tượng này đối với hoạt động sản xuất thủy điện là quá rõ ràng.

Nghỉ hưu sớm

Hình ảnh
Nghỉ hưu sớm Mấy ngày gần đây tôi được nghe và thấy rất nhiều các bài viết về việc nghỉ hưu sớm. Những ngày nóng nực thế này mà phải ra khỏi phòng ngủ đi làm đã cực hình rồi, tự nhiên nghe về nghỉ hưu sớm.  Nhưng hầu hết các bài viết về chủ đề này đều kể về các câu chuyện của một người nước ngoài nào đó. Người Việt tôi ít thấy xuất hiện trong các chủ đề như thế này. Ở nước ngoài, bạn muốn nghỉ hưu sớm, bạn cần ít nhất 1 triệu USD. Ở nước ta, để nghỉ hưu sớm, bạn cần có những gì? Quy tắc 4% Quy tắc này được sử dụng khá nhiều để tính toán lượng tiền cần thiết nhằm giúp bạn có thể nghỉ hưu sớm. Nó hoạt động như sau: Giả sử bạn cần 20 triệu đồng trang trải chi phí trong một tháng. Có nghĩa là bạn cần có 240 triệu đồng thu nhập tối thiểu trong một năm.  Lãi suất ngân hàng thấp nhất ở nước ta là 4%/năm. Như vậy bạn cần có một số tiền để gửi vào ngân hàng là 240 triệu / 0,04=6000 triệu tương đương với 6 tỉ đồng.   Nếu tính theo lãi suất 6,5% ở thời điểm hiện tại, các bạ

Những sai lầm tiếp theo

Không hiểu về trải nghiệm thị trường. Người ta hay nói đến trải nghiệm thị trường. Tôi nghĩ cái cụm từ đó đã làm cho nhiều người cảm thấy khó hiểu. Tất nhiên, chúng ta hầu hết sẽ bỏ qua những khuyến cáo như vậy. Trải nghiệm thị trường ư? Anh đây có sư phụ tốt rồi, đ… cần quan tâm. Thực sự, trải nghiệm thị trường nó chiếm khá nhiều trong phần lớn các quyết định của tôi lúc mới học tập và chơi chứng khoán. Gần đây, tôi mới hiểu được thực ra trải nghiệm thị trường nó là cái gì? Các bạn mới bước vào thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ bắt gặp hình ảnh của mình trong các mô tả sau đây: ngồi nhìn bảng điện nhiều giờ liền, tìm kiếm các thông tin về chứng khoán trên các trang web phổ biến, luôn có tâm lý lo lắng mình lỡ mất cơ hội đầu tư… Đó chính xác là những gì mà khái niệm trải nghiệm thị trường muốn mô tả. Tuy nhiên, nó là phần mở đầu. Cách thức các bạn đối phó với thị trường giá lên hay giá xuống, cách các bạn ra quyết định chọn một cổ phiếu, cách thức chốt lời, cách các bạn cắt lỗ

Nhập môn chứng khoán (P4)

Hình ảnh
Biến động giá cổ phiếu HAG Tiếp tục với quá trình nhập môn chứng khoán, tôi chốt lời PNJ và vướng phải một loạt sai lầm. Tôi muốn viết lại chủ yếu là vì chính tôi. Tôi không hề muốn mắc phải những sai lầm như thế trong hiện tại và tương lai sắp tới. Thực ra quyết định chốt lời là đúng, các bạn cũng biết câu: chốt lời không bao giờ là sai. Quay trở lại thời điểm đó, chắc chắn tôi cũng sẽ chốt lời. Sau khi tôi bán, cổ phiếu PNJ bắt đầu giảm, có thời điểm nó chỉ còn 31 nghìn/1cp. Tôi chốt ở mức giá 39 có lẻ, như vậy được coi là quyết định hợp lý phải không? Ở trên thị trường, điều quan trọng không phải là bạn chốt lời thế nào. Mà quan trọng là sau khi bán và có lời, bạn làm gì tiếp theo? Nếu tôi mua VNM hay mua lại PNJ thì giờ đây chắc chắn tôi có một bài tích cực hơn để nói về đầu tư với các bạn.  Cổ phiếu nông nghiệp Sau khi bán, tôi cảm thấy hứng thú với cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai. Trong đầu tôi lúc đó chỉ có một loạt thông tin tích cực về HAG: bán mảng bất động sản,